Nghệ sĩ cải lương Hoài Thanh nghẹn ngào kể về ngày đầu sang Úc định cư
Sáng 30.12, Quận ủy, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam Q.Hải Châu (TP.Đà Nẵng) công bố Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15 ngày 24.10.2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã TP.Đà Nẵng giai đoạn 2023 - 2025) trên địa bàn Q.Hải Châu.Theo đó, nhập 2 phường Hải Châu 1 và Hải Châu 2 thành đơn vị hành chính mới, có tên gọi là P.Hải Châu. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Quang Toản, Chủ tịch UBND phường là bà Lê Thị Thuận. Trước mắt, trụ sở P.Hải Châu đặt tại 38 Triệu Nữ Vương (UBND P.Hải Châu 2 cũ).Nhập 3 phường Phước Ninh, Nam Dương, Bình Hiên thành đơn vị hành chính mới có tên P.Phước Ninh. Bí thư Đảng ủy là bà Lương Thị Kiều Ngọc, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Phúc Bảo Nam. Trụ sở UBND phường mới đặt tại số 15 đường Lê Hồng Phong (UBND P.Phước Ninh cũ).Nhập 2 phường Bình Thuận và Hòa Thuận Đông thành đơn vị hành chính mới với tên P.Bình Thuận. Bí thư Đảng ủy là ông Nguyễn Hồ Hoàng Nam, Chủ tịch UBND phường là ông Nguyễn Văn Quốc. Trụ sở phường mới đặt tại 165 Trưng Nữ Vương (UBND P.Bình Thuận cũ).Q.Hải Châu cũng điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thuận Phước và P.Thanh Bình để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Bình.Bà Cao Thị Huyền Trân, Bí thư Quận ủy Hải Châu, cho biết sau gần 1 năm chuẩn bị với những nỗ lực của toàn thể các đơn vị, hôm nay địa phương công bố các phương án sắp xếp. Ngay sau đó, các đơn vị bắt tay ngay vào các công việc quan trọng để đảm bảo sự thông suốt, kịp thời, chính xác, không để việc sắp xếp ảnh hưởng công việc chung, nhất là thủ tục hành chính của công dân.Cũng theo Nghị quyết 1251/NQ-UBTVQH15, các địa phương khác của TP.Đà Nẵng cũng công bố sắp xếp địa phương trong sáng 30.12.Theo đó, Q.Thanh Khê nhập 2 phường Thanh Khê Đông, Hòa Khê thành P.Thanh Khê Đông. Nhập 2 phường Tam Thuận và Xuân Hà thành P.Xuân Hà. Nhập 2 phường Thạc Gián và Vĩnh Trung thành P.Thạc Gián. Nhập 2 phường Tân Chính và Chính Gián thành P.Chính Gián.Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Hòa Minh (Q.Liên Chiểu) và P.Thanh Khê Tây (Q.Thanh Khê) để mở rộng địa giới đơn vị hành chính P.Thanh Khê Tây.Tại Q.Sơn Trà, nhập 2 phường An Hải Tây và An Hải Đông thành P.An Hải Nam. Điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính P.Thọ Quang và P.Mân Thái để mở rộng địa giới P.Mân Thái.Sau khi sắp xếp, TP.Đà Nẵng vẫn giữ 6 quận, 2 huyện với 47 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 36 phường, 11 xã.Mẹ ruột 99 tuổi ngồi xe lăn tới ủng hộ Lý Hải ra mắt phim
Tham dự chương trình thay đổi định kiến giới và khuôn mẫu giới có sự tham gia của chính quyền địa phương, Ban giám hiệu trường và hơn 230 học sinh trường Phổ Thông Dân Tộc Bán trú Tiểu học và THCS Lâm Hóa (tỉnh Quảng Bình).
Những tấm lòng vàng 14.9.2022
Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên.
Nguyễn Xuân Son bị chấn thương rất nặng ở phút 30 trận chung kết lượt về AFF Cup 2024 vào ngày 6.1, anh đã được giáo sư, bác sĩ Trần Trung Dũng cùng ê kíp tiến hành phẫu thuật. Ca mổ kéo dài gần 1 tiếng rưỡi đồng hồ và đã thành công tốt đẹp. Tiền đạo số 12 của chúng ta đã tỉnh táo, không đau, và bắt đầu vận động nhẹ bàn ngón chân ngay sau ca phẫu thuật. Mặc dù vẫn cần theo dõi sát sao toàn trạng và các tổn thương phần mềm, đây là tín hiệu đáng mừng cho hành trình hồi phục đầy hy vọng phía trước.Xuân Son sẽ bước vào giai đoạn vật lý trị liệu và phục hồi chức năng với sự hỗ trợ tối ưu từ các chuyên gia tại Vinmec. Dự kiến ngay ngày hôm nay 7.1, anh có thể bắt đầu tập luyện nhẹ nhàng và di chuyển bằng nạng - từng bước tiến gần hơn đến ngày trở lại sân cỏ.Trong cuộc gặp ngày 7.1, Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn cũng đã chuyển lời thăm hỏi và động viên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, người luôn quan tâm đến tình hình sức khỏe của các cựu tuyển thủ và các cá nhân có đóng góp cho thể thao nước nhà. Thủ tướng gửi lời chúc Xuân Son sớm hồi phục để quay lại sân cỏ. Tại AFF Cup 2024, Xuân Son ghi 7 bàn thắng, kiến tạo 3 bàn và được cú đúp danh hiệu Vua phá lưới, Cầu thủ xuất sắc nhất.Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã bày tỏ sự quan tâm sâu sắc và chúc mừng Nguyễn Xuân Son đã được phẫu thuật thành công. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn nhấn mạnh rằng sự cống hiến và tinh thần chiến đấu của Xuân Son là nguồn cảm hứng lớn cho đội tuyển và người hâm mộ bóng đá Việt Nam. Ông cũng khẳng định VFF sẽ luôn đồng hành và hỗ trợ Nguyễn Xuân Son trong quá trình hồi phục. Thay mặt VFF, Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn đã gửi lời cảm ơn tới bác sĩ Trần Trung Dũng, Giám đốc Chuyên ngành Chấn thương chỉnh hình và Cơ xương khớp, Hệ thống Y tế Vinmec và ê kíp bác sĩ phẫu thuật đã tận tâm điều trị cho Nguyễn Xuân Son, đồng thời tin tưởng với sự chăm sóc y tế tốt nhất, Xuân Son sẽ sớm hồi phục và trở lại sân cỏ.Xuân Son cũng vinh dự được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng ba vì những đóng góp của anh cho đội tuyển Việt Nam. Chủ tịch VFF Trần Quốc Tuấn, tại cuộc thăm hỏi Xuân Son, cũng nhấn mạnh, VFF cùng CLB Nam Định và Vinmec sẽ phối hợp để Xuân Son có được điều kiện điều trị tốt nhất, giúp anh nhanh chóng hồi phục. Trong cuộc gặp mặt với đội tuyển Việt Nam ngày 6.1, Thủ tướng Phạm Minh Chính đặc biệt đánh giá cao tình cảm của Nguyễn Xuân Son với đất nước Việt Nam và tin rằng với ý chí kiên cường, các cầu thủ sẽ sớm phục hồi sức khỏe, trở lại mạnh mẽ hơn, tiếp tục cống hiến và cùng đội tuyển quốc gia khẳng định vị thế của bóng đá Việt Nam trên đấu trường khu vực và quốc tế.
Xử trí thế nào khi bắt gặp con lén đọc truyện, xem phim 18+?
Giải đi bộ từ thiện Đinh Thiện Lý lần thứ 20 đã diễn ra sáng 11.1.2025 tại khu đô thị Phú Mỹ Hưng (Q.7, TP.HCM). Hành trình kéo dài hai thập kỷ này đã thu hút hơn 239.000 lượt người tham gia, quyên góp hơn 51 tỉ đồng để hỗ trợ hàng ngàn hoàn cảnh khó khăn. Sự kiện năm nay quy tụ hơn 7.000 người đi bộ, góp phần quyên góp 3,4 tỉ đồng cho Quỹ Vì Người nghèo của Quận 7, Quận 8, Nhà Bè và Bình Chánh. Nguồn lực này được sử dụng vào các hoạt động ý nghĩa như xây nhà tình nghĩa, trao quà Tết và phương tiện mưu sinh. Từ sáng sớm, những bước chân háo hức đã làm bừng sáng khu vực Hồ Bán Nguyệt. Ông Nguyễn Nam Nhân, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM, đã bắn súng khai mạc, khởi đầu một ngày hội ý nghĩa. Bà Nguyễn Thị Bách Tuyết (54 tuổi, H. Nhà Bè) chia sẻ: "Năm nào cô cũng tham gia. Cảm xúc luôn hân hoan khi được đóng góp cho cộng đồng." Tương tự, học sinh Đỗ Phúc Khang (Quận 7) tham gia với niềm vui: "Đi bộ giúp em xả stress và ý nghĩa hơn khi giúp người khó khăn”. Hành trình 20 năm giải đi bộ từ thiện không chỉ lan tỏa tinh thần yêu thương mà còn tạo nên nét văn hóa độc đáo của Phú Mỹ Hưng. Từ sự kiện đầu tiên năm 2003 mang tên “Giải Việt dã Phú Mỹ Hưng”, đến nay, đây là biểu tượng gắn kết cộng đồng, như ông Phan Chánh Dưỡng, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ Hỗ trợ cộng đồng Đinh Thiện Lý, xúc động nói: "Hồn đô thị được xây từ những bước chân đầy nghĩa tình”.